Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Vitamin A có ở trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài có chứa nhiều vitamin A.
1. Vai trò của Vitamin A trong cơ thể
Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo cần thiết cho một số chức năng cơ thể. Nó được cơ thể hấp thu chủ yếu ở trong chế độ ăn hàng ngày và được lưu giữ ở gan. Có hai dạng tồn tại chính là:
Vitamin A (hoặc retinol) được sản xuất trực tiếp bởi cơ thể, chúng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của mắt, tạo ra các sắc tố ở võng mạc của mắt và tạo điều kiện cho thị lực tốt. Ngoài ra, nó thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới, do đó khuyến khích phục hồi và sửa chữa một cách tự nhiên, và hỗ trợ miễn dịch và sinh sản.
Hình 1: Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể
Dạng thứ hai là pro-vitamin A, chủ yếu được lấy từ beta-carotene có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như cà rốt, bí ngô, khoai lang, quả mơ và xoài. Các sắc tố màu cam/vàng xảy ra do sự hiện diện của các loại beta-carotene.
Các hợp chất này sẽ được chuyển đổi thành Vitamin A hoặc retinol trong cơ thể trước khi chúng có thể được sử dụng. Beta-carotene có chức năng như một chất chống oxy hóa, từ đó bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương gốc tự do và bảo vệ bạn chống lại viêm và các vấn đề có thể biểu hiện sau khi bị tổn thương oxy hóa.
Hơn nữa, cả hai dạng của loại Vitamin này đều có thể tăng cường sức khỏe xương và duy trì các mô mềm và ngăn ngừa sỏi tiết niệu. Giàu các đặc tính chống vi-rút, Vitamin này cũng có thể giúp khôi phục tính toàn vẹn của màng nhầy. Điều này đặc biệt có giá trị khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Hình 2: Các loại thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường.
- Vitamin A tham gia vào chức năng nhìn của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu. Biểu hiện của nó được gọi là "Quáng gà", đây là dấu hiệu sớm của thiếu vitamin A.
- Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin A khả năng nhìn thấy của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm, hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là "Quáng gà". Quáng gà là biểu hiện sớm về lâm sàng của thiếu vitamin A.
- Vitamin A cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn... Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Vitamin A tham gia vào các quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
2. Thiếu hoặc thừa Vitamin A có ảnh hưởng như thế nào?
Sự thiếu hụt loại Vitamin này thường rất ít khi xảy ra. Thiếu hụt vitamin có thể do lượng bổ sung vào cơ thể không đủ hoặc các vitamin dự trữ bị hết. Ở một số trường hợp như: những người có đột biến gen làm rối loạn quá trình chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A, trẻ sinh non và những người mắc bệnh xơ nang cũng có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ lượng Vitamin này cần thiết cho cơ thể.
Một số triệu chứng của sự thiếu hụt có thể mơ hồ thường là:
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Quáng gà.
- Khô mắt hoặc mắt bị viêm.
- Tiêu chảy.
- Rụng tóc, móng tay dễ gãy.
- Da khô, có vảy hoặc phát ban.
- Giảm sức đề kháng của cơ thể, nên trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như sởi và các bệnh tiêu hóa.
- Ức chế sự tăng trưởng ở trẻ em làm răng và xương có vấn đề.
- Thiếu Vitamin mãn tính có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng, một tình trạng mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
Hình 3: Thiếu hụt Vitamin A ảnh hưởng đến thị giác
Sẽ thế nào khi cơ thể có quá nhiều vitamin A?
Bởi vì Vitamin này là loại tan trong chất béo cho nên việc đào thải nó ra khỏi cơ thể cũng rất khó khăn vì lượng dư thừa sẽ được tích tích lũy trong tế bào mỡ và gan có thể gây ra ngộ độc gan (thậm chí gây tử vong). Các triệu chứng của việc dư thừa nó bao gồm:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Đau cơ, đau xương, khớp.
- Móng tay dễ gãy.
- Thay đổi thị lực, nhìn mờ.
- Khó ngủ, mất tập trung, thay đổi tính cách dễ cáu gắt.
- Da trở nên vàng, khô, nứt, bong vảy, xung huyết, nhạy cảm với ánh sáng.
- Giảm cân, tóc rụng và các viêm ở lưỡi.
- Các bà mẹ đang mang thai có tình trạng thừa vitamin này lâu dài có thể sinh con bị dị tật.
Cải thiện bữa ăn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng
Bảo đảm ăn uống đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và vitamin A. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ.
Chế độ ăn bổ sung của trẻ cần có thức ăn giàu vitamin A như:
- Thức ăn nguồn gốc động vật: Trứng, cá, thịt, gan, bầu dục, tôm…
- Thức ăn nguồn gốc thực vật: Ở nước ta, các loại rau có hàm lượng Beta -caroten đáng chú ý là rau muống, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, quả chín như đu đủ, xoài…
- Ngoài ra, thức ăn bổ sung của trẻ cần có dầu hoặc mỡ để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D. Tăng cường giáo dục truyền thông đại chúng để nâng cao kiến thức cho người dân về cách phòng chống thiếu vitamin A, hướng dẫn thực hành để các gia đình biết cách lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cho bữa ăn gia đình và chăm sóc sức khỏe.
Bổ sung viên nang vitamin A liều cao
- Bổ sung vitamin A liều cao là thực hiện cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao được uống vitamin A định kỳ hàng năm, thông thường 6 tháng một lần.
- Đối tượng được bổ sung viên nang vitamin A liều cao: bổ sung vitamin A 6 tháng một lần cho trẻ 6-36 tháng tuổi (có thể mở rộng đến 60 tháng tuổi ở những nơi khó khăn, có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao) và các bà mẹ trong vòng một tháng sau sinh.
- Tháng 3/2011, tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị ngừng bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh do nhiều nghiên cứu không thấy hiệu quả, tuy nhiên Việt Nam đang thảo luận và chưa áp dụng khuyến nghị này.
Phác đồ bổ sung vitamin A hiện tại như sau:
- Bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 6-36 tháng tuổi uống theo chiến dịch vào ngày vi chất dinh dưỡng 1-2 tháng 6 (đợt 1) và kết hợp với ngày tiêm chủng tháng 12 (đợt 2) hàng năm với liều 100.000 đơn vị cho trẻ 6-12 tháng tuổi, 200.000 đơn vị cho trẻ 12-36 tháng tuổi. Với trẻ < 6 tháng tuổi không được bú mẹ cho uống 50.000 đơn vị.
- Ngoài các chiến dịch, chương trình còn bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ, trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, sởi) và bà mẹ trong tháng đầu sau sinh (để tăng cường vitamin A trong sữa mẹ). Ở một số tỉnh khó khăn; những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A cao, thì các trẻ từ 37-60 tháng tuổi cũng được bổ sung 200.000 đơn vị vitamin A, một năm 2 lần.
- Với bà mẹ sau khi sinh con trong vòng một tháng cần bổ sung uống 1 liều viên nang vitamin A 200.000 IU/ 1 lần.
Đối với trẻ phát hiện bị khô mắt cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời. Tất cả các trường hợp mắc bệnh từ quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot đến khô loét giác mạc đều được cấp tốc điều trị theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế Giới như sau:
- Ngay lập tức: cho uống 200.000 IU vitamin A.
- Ngày hôm sau: uống tiếp 200.000 IU vitamin A.
- Một tuần sau: uống nốt 200.000 IU vitamin A.
- Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
- Chú ý: Với trẻ dưới 12 tháng dùng nửa liều trên (mỗi lần uống 100.000 IU vitamin A).
Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn
Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng chống thiếu vitamin A, đặc biệt là bệnh sởi, bệnh tác động đến mắt nên đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ thiếu vitamin A. Do đó, công tác phòng chống bệnh thiếu vitamin A cần nằm trong chương trình phòng chống các bệnh thiếu dinh dưỡng và nhiễm khuẩn và được triển khai lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phòng chống thiếu vitamin A cần phối hợp với phòng chống suy dinh dưỡng, không những thực hiện tốt cho đối tượng trẻ em mà cần quan tâm đến cải thiện tình trạng vitamin A ở người mẹ.
Tăng cường vitamin A trong một số thực phẩm
Tăng cường vitamin A vào thực phẩm được xem như là một giải pháp lâu dài để phòng chống vi chất dinh dưỡng nói chung và phòng chống thiếu vitamin A nói riêng. Giải pháp này đã thành công ở nhiều nước: như tăng cường vitamin A vào đường (các nước Trung Mỹ), dầu ăn (Philippines, Indonesia), mỳ ăn liền, thức ăn nhanh (Thái Lan).
Nước ta đã có những nghiên cứu thử nghiệm tăng cường vitamin A vào đường, vào bột mì, vào thức ăn bổ sung (bột dinh dưỡng) cho trẻ em, chứng minh cải thiện tình trạng vitamin A người sử dụng.
Mặc dù có thể tiêu thụ quá nhiều Vitamin A thông qua các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như gan, nhưng phần lớn dư thừa vitamin là do bổ sung từ việc dùng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng tương tự. Cho nên việc bổ sung Vitamin này từ thực phẩm là không gây độc hại.
XEM THÊM
- Vitamin E công dụng, liều dùng và hậu quả khi thừa hoặc thiếu Vitamin E
- Vitamin C – Công năng tác dụng liều dùng và hậu quả của việc thiếu vitamin C
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác
- 12 bệnh thường thấy do thiếu vitamin D và cách phòng tránh
- Am và Pm thần dược cho giấc ngủ bí quyết vàng của sức khỏe