Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư rất cao những năm gần đây. Để có một góc nhìn toàn cảnh về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác xin mời bạn đọc cùng khám phá nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng bệnh khó kiểm soát và nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh quái ác trong cuộc sống của chúng ta
Dr.Otto Heinrich Warburg – nhà sinh học nổi tiếng người Đức đã đạt giải Nobel Y khoa về đề tài “Căn nguyên gây ung thư” năm 1931. Ông đã chỉ ra rằng mọi nguyên nhân gây nên ung thư đều xác định bởi 2 yếu tố: TẾ BÀO NHIỄM AXIT và THIẾU HỤT OXY. Có nghĩa là tế bào đủ oxy thì khỏe mạnh, thiếu oxy thì yếu và bệnh; tế bào kiềm hóa thì khỏe, nhiễm axit thì bệnh, chết; thân nhiệt đủ thì khỏe, thân nhiệt thấp thì bệnh.
Trong tài liệu “Sự biến dưỡng của các khối u” (The Metabolism of Tumours) ông đã chỉ ra rằng tất cả các dạng ung thư được xác định bởi 2 tình trạng cơ bản là NHIỄM AXIT và THIẾU HỤT Ô XY (lack of oxygen), còn các tế bào khỏe mạnh mang TÍNH KIỀM.
Nhà hóa học Otto Heinrich Warburg, một trong những nhà sinh vật học tế bào hàng đầu của thế kỷ 20, phát hiện ra rằng nguyên nhân gốc rễ của bệnh ung thư là quá nhiều axit trong cơ thể, có nghĩa rằng độ pH, chủ yếu là các nguyên tử hydro, trong cơ thể dưới mức bình thường (< 7,365 ), tạo thành một tình trạng có tính axit. Warburg nghiên cứu sự trao đổi chất của khối u và sự hô hấp của các tế bào và phát hiện ra rằng các tế bào ung thư được duy trì và phát triển mạnh trong môi trường độ pH thấp , là khoảng < 6,0, do cơ thể sản xuất acid lactic và tang CO2.
Ông tin tưởng chắc chắn rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa độ PH và OXY. PH cao, đó là Alkaline, có nghĩa là nồng độ của các phân tử oxy cao, trong khi pH thấp, có tính axit, có nghĩa là nồng độ oxy thấp… oxy là cần thiết để duy trì các tế bào khỏe mạnh.
Năm 1931 ông được trao giải Nobel Y học cho phát hiện quan trọng này. Tiến sĩ Warburg là Giám Đốc của Viện Kaiser Wilhelm (nay là Max Planck Institute) về sinh lý học tế bào tại Berlin. Ông nghiên cứu sự trao đổi chất của các khối u và sự hô hấp của các tế bào, đặc biệt là các tế bào ung thư. Dưới đây là một số trích dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Warburg trong bài giảng y tế, nơi ông là diễn giả chính:
“Mô ung thư có tính axit, trong khi các mô khỏe mạnh có tính kiềm. Nước chia tách thành H + và OH-ion, nếu có một sự dư thừa của H +, nó có tính axit, nếu các ion OH- nhiều hơn, nghĩa là có tính kiềm.
Trong sự trao đổi chất của khối u ,Warburg đã chứng minh rằng tất cả các hình thức của bệnh ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: nhiễm toan và giảm oxy (thiếu oxy). “Thiếu oxy và toan là hai mặt của một đồng xu: khi mà bạn có mặt này thì tất yếu bạn sẽ có mặt bên kia”
“Tất cả các tế bào bình thường có một nhu cầu tuyệt đối về oxy, nhưng các tế bào ung thư có thể sống mà không cần oxy – một quy tắc mà không có ngoại lệ. Lấy đi trong một tế bào 35% oxy của nó, trong 48 giờ thì tế bào đó có thể trở thành ung thư. “
Tiến sĩ Warburg đã làm rõ rằng nguyên nhân gốc rễ của ung thư là thiếu oxy, mà thiếu oxy được tạo ra khi môi trường trong cơ thể người có tính axit. Tiến sĩ Warburg cũng phát hiện ra rằng các tế bào ung thư là kỵ khí (không thở oxy) và không thể sống sót trong môi trường có sự hiện diện của nồng độ oxygen cao, nồng độ oxygen cao được tìm thấy trong một môi trường kiềm.
Bệnh tật sinh ra có liên quan đến chỉ số AXIT trong cơ thể như thế nào ?
Chính xác lý do vì sao chúng ta lại bị ốm đau hoặc bệnh tật ? Và cái gì tạo ra năng lượng, sức sống và sự khỏe mạnh tuyệt đối cho cơ thể chúng ta ?
Mỗi tế bào máu có một điện tích riêng, cho phép chúng tự do di chuyển khắp cơ thể. Phần tâm của tế bào mang điện DƯƠNG (+), phần vỏ ngoài của tế bào máu thì mang điện ÂM (-). Mỗi tế bào máu mang điện tích âm ở phía vỏ ngoài giúp chúng đẩy nhau, giúp chúng tránh bị dính vào nhau, cũng có nghĩa là giữ cho chúng luôn sống. Vì chúng sẽ chết khi dính vào nhau.
Mức AXIT và KIỀM trong cơ thể cân bằng, các tế bào máu sẽ cách xa nhau, tất cả chúng đều tròn trĩnh, rất đẹp.
Khi sự cân bằng PH trong máu dịch ra khỏi vị trí cân bằng, tính axit cao hơn tính kiềm, mức axit trong máu sẽ tước mất điện tích âm quanh các tế bào máu. Điều này khiến cho lực đẩy nhau giữa các tế bào máu kém đi một cách đáng kể. Các tế bào máu bắt đầu tụm lại và dính chùm vào nhau, cực kỳ khó khăn để đi qua hết tất cả các mạch máu. Khiến máu chảy chậm hơn, và nhiều tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy – cơ thể chúng ta bắt đầu ngạt thở.
Do các tế bào này tụm lại với nhau, chúng dần dần càng có ít oxy hơn làm chúng ta cảm thấy luôn mệt mỏi, mức năng lượng tụt xuống cực thấp và khả năng bị bệnh cực cao.
Mặc khác, khi các tế bào thường xuyên phải làm việc trong môi trường axit, tế bào sẽ dễ bị hư hỏng, suy thoái. Do đó các bế bào sẽ tìm cách khắc phục, sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này, điều đó khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và rất yếu. Hiện tượng này là nguyên nhân phát sinh ung thư. Và các tế bào ung thư cũng phát triển, phát tán mạnh mẽ nhất là trong môi trường axit. Cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ nhiễm mầm bệnh và mắc nhiều bệnh hơn.
Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương…
Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu…
Do đó nồng độ AXIT trong máu cao chính là một trong hai nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư và hệ miễn dịch suy giảm nên dễ mắc nhiều bệnh.
Mức AXIT trong máu cao làm tăng cao chỉ số CHOLESTEROL, tăng cao nguy cơ bệnh tim và các bệnh tật khác
Gây ra các bệnh về tim, thiếu máu não, đột quỵ
Khi mức axit trong máu cao, axit sẽ tác động và gây tổn thương thành mạch máu. Cơ thể sẽ phản ứng điều chỉnh bằng cách sử dụng nhân tố kết dính – colesterol để bảo vệ thành mạch máu khỏi sự gây hại của axit trong máu. Và như vậy đã góp phần làm tăng lượng colesterol trong máu ngày càng cao nếu lượng axit trong máu cứ cao.
Khi lượng cholesterol trong máu quá cao, vượt quá mức cho phép thì chúng sẽ đóng thành từng mảng bám vào thành mạch máu. Từ đó gây cản trở dòng máu lưu thông trong các động mạch. Lúc này, lượng oxygen trong máu sẽ không cung cấp đủ cho tim, khiến nguy cơ đau tim tăng cao. Và nếu lưu lượng máu chảy lên não bị thiếu thì sẽ có thể gây ra nguy cơ đột quỵ rất cao.
Gây ra nhiều bệnh khác cho cơ thể:
Thật ra, axit trong cơ thể vốn có vai trò quan trọng. Dạ dày tiết ra dịch vị có tính axit để tiêu hóa thức ăn, nếu dạ dày không tiết ra axit, thức ăn sẽ không tiêu hóa được, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Không cần nói hậu quả ắt hẳn bạn cũng biết được khi thức ăn không được tiêu thụ thì chuyện gì sẽ xảy ra cơ cơ thể.
Tuy nhiên, axit chỉ được dạ dày tiết ra 1 lượng vừa đủ để tiêu hóa thức ăn. Nếu trong cơ thể có quá nhiều axit thì bệnh tật sẽ từ đó mà sinh ra.
Vì vốn dĩ môi trường tự nhiên bên trong cơ thể mang tính kiềm, độ pH dao động trong khoảng 7.3 – 7.4 (tốt nhất là 7.34). Nếu có quá nhiều axit dư thừa thì cơ thể sẽ bị axit hóa. Môi trường axit làm suy yếu và chết tế bào, gây ra nhiều loại bệnh mạn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, gout, đau dạ dày, viêm đại tràng, loãng xương…
Khi axit dư thừa, cơ thể có cơ chế tự tiết ra enzyme để cân bằng lại. Tuy nhiên, nếu lượng dư thừa axit quá nhiều, enzyme cơ thể tiết ra không đủ để cân bằng, cơ thể chúng ta buộc phải lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit, nếu tình trạng này kéo dài, các khoáng chất kiềm dự trữ sẽ mất đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc, đặc biệt là xương… Bệnh loãng xương hình thành cũng chính là do nguyên nhân này.
Axit tích tụ nhiều ở da có thể dẫn đến nhiều bệnh ngoài da như phát ban, mẩn ngứa, chàm, tích tụ nhiều ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu, dư thừa ở gan sẽ làm giảm chức năng gan, suy yếu gan, ung thư gan…
Còn trong máu, nếu độ pH xuống dưới 7.2 sẽ có dấu hiệu nguy kịch, hồng cầu có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, các tế bào bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng rối loạn về chuyển hóa, làm cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể làm tử vong.
Các bệnh phổ biến thường gặp khi chỉ số axit cao
Thừa cân, béo phì
Nếu cơ thể bị dư thừa axit, hệ thống thải độc tự nhiên của cơ thể không thể xử lý hết được sẽ đẩy axit trở lại mô mỡ, bám vào tế bào gây thừa cân, béo phì. Môi trường axit cản trở quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể không đốt cháy được nhiều calo gây thừa cân và trở ngại đến sức khoẻ.
Xương yếu đi
Theo Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Con người ở North Dakota, khi phải đối mặt với quá nhiều axit dư thừa, cơ thể phải lấy khoáng chất kiềm từ xương để cân bằng, dẫn đến xương bị yếu, dễ gãy, gây nguy cơ loãng xương.
Răng nhạy cảm
Năm 2015, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật và Ứng dụng Hóa học (International Journal of Chemical Engineering and Applications) đã chỉ ra rằng dư thừa axit sẽ có hại cho men răng, làm răng dễ bị sâu, đau buốt khi ăn đồ lạnh hoặc nóng.
Gặp các vấn đề về giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ
Nếu dư thừa axit, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương và một số bộ phận khác để cân bằng lại axit dư thừa, đến khi lượng canxi suy giảm, chúng ta sẽ bị khó ngủ, mất ngủ. Khó ngủ, mất ngủ trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và hệ thần kinh.
Một số cuộc khảo sát nghiên cứu cho thấy người Mỹ là một trong số những người bị mất ngủ nhiều nhất trên thế giới và nguyên nhân hầu như là do môi trường trong cơ thể bị dư thừa axit ở mức cao.
Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị dư thừa axit khác mà chúng ta không nên bỏ qua như: hệ miễn dịch bị suy giảm, đau lưng, đau cổ, bị bệnh tiểu đường, bị các vấn đề về tim mạch, bị các vấn đề về hô hấp, bị nhiễm trùng, nổi nhiều mụn, dị ứng, đau cơ, đau khớp, tiêu chảy, buồn nôn, lão hóa sớm… Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên bạn có thể đến bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng trên.