Bệnh gút (gout) ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại một phần do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vậy bệnh gút (gout) là gì? Triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị mới nhất là gì? Hãy cùng tìm ra câu trả lời trong nội dung bài viết này, bạn nhé!
Bệnh gút (gout) là gì?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp thường gặp gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc. Khi bị gút, bạn có thể cảm thấy sưng và đau ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau thường dữ dội, đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác như đang có kim châm vào các khớp.
Ngày nay, gút (gout) không còn là vấn đề của riêng nam giới trung tuổi hay “bệnh của nhà giàu”. Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ người có độ tuổi dưới 30 mắc gút ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Nguyên nhân gây bệnh gút (gout) là gì?
Nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong cơ thể từ quá trình phân hủy purin - hợp chất hóa học được tìm thấy trong một số thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản.
Thông thường axit uric hòa tan trong máu và được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu nhờ thận. Nếu quá nhiều axit uric được sản xuất, hoặc không đủ bài tiết, nó có thể tích tụ và hình thành tinh thể giống như hình kim sắc nhọn, gây ra viêm, sưng, đau ở các khớp và mô xung quanh.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng axit uric máu, tăng nguy cơ mắc bệnh gút bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc gút thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này của bạn sẽ cao hơn.
- Do độ tuổi, tuổi càng cao càng dễ bị gút.
- Do chế độ ăn uống nhiều purin.
- Do thói quen sinh hoạt lười vận động, uống ít nước.
Triệu chứng của bệnh gút
Các dấu hiệu bệnh gút rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác.
Dưới đây là các triệu chứng bệnh gút bạn cần phải biết để phát hiện sớm.
- Đau khớp dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gút, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.
- Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gút điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.
- Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Bệnh gút sẽ làm các khớp bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy khớp bị ngứa và vùng da xung quanh bong tróc.
- Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
- Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
Chẩn đoán bệnh gút
Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc gút, bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bạn có đang bị gút hay không. Dưới đây là các tiêu chí để chẩn đoán tình trạng bệnh gút.
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh gút tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không được điều trị sớm, kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Các biến chứng của bệnh gút bao gồm:
- Gây hỏng khớp, tàn phế: Bệnh gút không được can thiệp sớm, kịp thời có thể làm hỏng khớp, mất khả năng vận động của các khớp tay, chân.
- Gây bệnh về thận: Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khớp xương, gút còn có thể gây tổn thương thận gây các bệnh về thận như: Sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,...
- Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Tinh thể urat lắng đọng có thể hình thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, tổn thương van tim, giảm lưu thông máu,... Chính những điều này khiến người mắc bệnh gút có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
- Một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh gút, dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn, khiến việc điều trị sai cách không đem lại hiệu quả mà còn làm bệnh trở nên nặng hơn, gây dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí là tử vong.
Cách hỗ trợ điều trị bệnh gút
Hiện nay, phương pháp hay áp dụng chủ yếu giúp giảm nồng độ axit uric máu, từ đó giảm mức độ đau và kéo dài thời gian tái phát.
Có 2 phương pháp chính là sử dụng thuốc tây và các thảo dược thiên nhiên hay thuốc đông y.
Sử dụng thuốc tây
Hiện tại, thuốc để sử dụng trong bệnh gút chủ yếu tập trung vào hai mục đích:
1. Để giảm đau các đợt tấn công cấp tính và 2. Kiểm soát nồng độ axit uric nhằm ngăn ngừa cơn đau tái phát trong tương lai.
- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: Đây là nhóm thuốc giúp giảm đau và chống viêm trong các đợt tấn công cấp tính, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay khi sử dụng và không làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống.
- Nhóm thuốc hạ axit uric máu: Các loại thuốc làm giảm axit uric, ngăn ngừa cơn đau gút và giữ cho tình trạng không trở thành mạn tính. Các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng sau khi cơn đau gút cấp kết thúc.
>> Ưu điểm: Bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu rất nhanh, cơn đau không quá nặng nề. Họ có thể vẫn sinh hoạt như bình thường. Mức axit uric máu cũng sẽ giảm nhanh sau khi được dùng thuốc hạ axit uric.
>> Nhược điểm: Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc hạ axit uric trong thời gian dài có thể sẽ gây ra nhiều thách thức cho người mắc như:
- Không có tác dụng một cách bền vững, lâu dài.
- Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi uống thuốc, nhưng sau khi ngừng thuốc, cơn đau sẽ lại kéo đến.
- Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như: Buồn nôn, nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng; gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ảnh hưởng tới chức năng gan, thận; khiến người bệnh thường phải lệ thuộc vào thuốc.
- Sử dụng thuốc hạ axit uric trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng thải axit uric, tạo nguy cơ cao gây sỏi thận và sỏi tiết niệu. Ngoài ra, chúng còn có thể gây rối loạn tiêu hoá, dị ứng, ra mồ hôi, hạ huyết áp.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng Đông y
Trong Đông y, có rất nhiều thảo dược thiên nhiên quý có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ axit máu như cây trạch tả, hoàng bá, nhọ nồi, ba kích,…
>> Ưu điểm: Lợi thế lớn nhất của phương pháp này chính là chúng an toàn cho sức khỏe. Vì chủ yếu sử dụng thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên không mang đến nhiều tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.
>> Nhược điểm: Khi áp dụng phương pháp này lại mang đến không ít phiền toái và khó khăn cho người bệnh như:
- Phải dùng trong thời gian dài, có khi phải sử dụng liên tục hết ngày này qua ngày khác.
- Khi sử dụng các thảo dược thiên nhiên, hiệu quả của nó sẽ không thể thấy được trong ngày một, ngày hai. Nhiều người sử dụng phương pháp này trong vài tháng cũng chỉ thấy hiệu quả thấp, không rõ ràng nên dễ dàng từ bỏ.
- Mất nhiều thời gian và công sức
- Thuốc đông y rất khó mang theo khi đi du lịch.
Chính bởi những nhược điểm trên mà rất nhiều người không đủ kiên nhẫn đã phải từ bỏ phương pháp bằng Đông y chỉ sau 1 thời gian ngắn và chẳng bao lâu, bệnh lại tái phát.
BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH
Dù dùng bất kì loại thuốc nào thì cũng đều mang đến tác dụng phụ không mong muốn khỏi bệnh này có thể nảy sinh ra bệnh khác chính vì vậy để mang lại hiệu quả lâu dài thì việc thay đổi nguyên nhân gốc rễ dẫn tới bệnh gut đó là thói quen ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng.
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng là phương pháp vừa an toàn vừa hiệu quả lại có tác dụng bền vững và lâu dài. Với những bệnh nhân đã đang mắc bệnh cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh thói quen dinh dưỡng của mình để cơ thể kích hoạt khả năng tự chữa lành